Có rất nhiều câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi các ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí quản lý. Vậy khi gặp những câu hỏi dạng này từ nhà tuyển dụng, thì người xin vào vị trí quản lý sẽ trả lời như thế nào? Dưới đây là những câu hỏi thường gặp và gợi ý cách trả lời phỏng vấn quản lý từ Spatuyendung.vn, qua những câu trả lời này chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn có đủ tự tin trong cuộc phỏng vấn sắp tới.
1 - Nếu tôi có cơ hội gặp những nhân viên mà anh/chị quản lý trước đây, anh/chị sẽ nghĩ họ sẽ nói gì về phong cách quản lý của anh/chị?
Mục đích của câu hỏi dạng này của nhà tuyển dụng là nhằm tìm ra giá trị thực của bạn. Vì vậy hãy trung thực trả lời câu hỏi dạng này, bởi nhà tuyển dụng có thể sẽ liên hệ lại với công ty bạn đã làm việc trước kia. Giảm thiểu những mặc hạn chế và bạn sẽ đáp lại bằng những điểm nổi bật ở nhiều phương diện của bạn, nhưng nhớ nhé, phải có chừng mực đấy.
2 - Anh/chị đánh giá như thế nào về kỹ năng quản lý của mình tính theo thang điểm từ 1 đến 10?
Đây là dạng câu hỏi để nhà tuyển dụng đánh giá và lựa chọn để tìm cho công ty mình một nhà quản lý tốt.
Về cách trả lời câu hỏi phỏng vấn quản lý cho câu hỏi đánh giá về bản thân hãy đưa ra con số cao một chút nhé, nhưng cũng đừng “tâng bốc” đấy.
Và với câu hỏi bạn sẽ làm gì ở vị trí mới này, chắc hẳn trước khi đi phỏng vấn bạn đã nghiên cứu về công ty, vị trí mới của mình rồi chứ. Vì vậy hãy đưa ra những dẫn chứng về thành tích bạn đã đạt được trong vai trò là một người quản lý và những định hướng ở vai trò mới mà bạn đã chuẩn bị từ trước.
3- Trong thời gian làm quản lý, anh/chị đã đuổi việc nhân viên của mình hay chưa? Vì lý do gì? Và anh/chị đã làm cách nào để tuyển dụng người mới?
Sẽ là cách để người tuyển dụng đánh giá thực lực và cách quản lý của bạn. Nếu có bạn hãy đưa ra những lý do mà bạn xa thải nhân viên của mình, cách bạn sa thải nhân viên ra sao để chứng tỏ với họ rằng: bạn thật sự là một người quản lý tốt và khéo léo.
Bên cạnh đó, đối với câu hỏi phỏng vấn quản lý phương thức tuyển dụng nhân sự mới, bạn hãy trình bày một loạt cách thức mà bạn tìm ra được những nhân viên nhanh và tốt nhất. Nhằm chứng tỏ khả năng ứng phó tình hình của bạn.
4 - Hãy nói về cách tổ chức công việc và văn hóa công sở mà anh/chị đã áp dụng thành công đối với các nhân viên của mình trước đây?
5 - Trong vị trí quản lý của mình, anh/chị tự thấy mình có yếu điểm lớn nhất là gì?
Đây là câu hỏi mà bạn nên hết sức cẩn thận khi đưa ra câu hỏi. Rõ ràng bạn sẽ có điểm yếu trong khâu quản lý, nhưng bạn cũng không thể “rũ bỏ” hoàn toàn việc bạn không có một điểm yếu nào trong khâu quản lý, bằng cái đầu tinh tường của nhà tuyển dụng họ sẽ phát hiện ra bạn đang nói dối.
Cách tốt nhất bạn hãy xem xét điểm yếu nào đó của bạn mà trong đó đã được bạn sửa đổi thành công, đừng nên đưa ra những điểm yếu mà cho đến bây giờ bạn vẫn chưa thể khắc phục được. Nó thật sự không tốt khi bạn đang phỏng vấn ở vị trí quản lý.